Quảng Nam là tỉnh thành sở hữu nhiều khu di tích lịch sử, địa điểm tham quan đẹp, có khả năng thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi kỳ nghỉ lễ. Nếu một ngày nào đó bạn có cơ hội được tới thăm Quảng Nam, Thánh Địa Mỹ Sơn là khu di tích chắc chắn bạn phải ghé thăm ít nhất một lần trong đời vì sự cổ kính, độc đáo nơi đây.
Giới thiệu về Thánh Địa Mỹ Sơn
Một trong những lí do khiến Thánh Địa Mỹ Sơn trở thành khu di tích nổi tiếng là vì mọi người muốn chiêm ngưỡng trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo thuộc khu vực Đông Nam Á, ngoài ra đây cũng là di sản duy nhất tại Việt Nam thuộc thể loại này.
Thánh Địa Mỹ Sơn nằm ở tỉnh nào?
Là địa danh nổi tiếng nằm tại xã Duy Phú, Duy Xuyên, thuộc tỉnh Quảng Nam, cách 69km so với thành phố Đà Nẵng mộng mơ, có vị trí nằm ngay cạnh thành cổ Trà Kiệu. Thánh Điện Mỹ Sơn từng được sử dụng là nơi để cúng tế các vương triều Chăm Pa.
Toàn bộ khu di tích có đường kính rơi vào khoảng 2km, khu di tích Thánh Địa Mỹ Sơn sở hữu 70 ngôi đền tháp đa dạng mang nhiều thể loại kiến trúc lịch sử độc đáo, đại diện cho từng giai đoạn hình thành và phát triển Chăm Pa cổ.
Lịch sử của Thánh Địa Mỹ Sơn
Đền tháp Mỹ Sơn được xây dựng bởi vị vua Bhadresvara – người đầu tiên sáng lập dòng vua vùng Amaravati vào cuối thế kỷ IV, với mục đích chính khi xây dựng khu di tích này là để cúng bái hai vị thần Linga và Shiva. Tới nay, Di tích Mỹ Sơn đã có niên đại gần 20 thế kỷ, từ thế kỷ IV cho tới nay dưới thời vua Phạm Hồ Đạt.
Cả ngôi đền là tập hợp của nhiều đền đài vương quốc Champa, ẩn sâu trong một thung lũng có đường kính là 2km và được bảo vệ bởi nhiều núi đồi xung quanh. Không may, cả ngôi đền bị cháy rụi trong một vụ hỏa hoạn lớn, cho tới tận thế kỷ VII, ngôi đền mới được xây dựng lại và tồn tại cho tới nay.
Giá trị văn hóa của Thánh Địa Mỹ Sơn
Khu di tích Mỹ Sơn là nơi chứa những ký ức lịch sử thời cổ xưa của dân tộc ta. Được tìm thấy vào năm 1885, khu Thánh Địa Mỹ Sơn thu hút mọi khách du lịch bởi kiến trúc độc đáo gồm nhiều đài Chăm Pa. Vào năm 1995, Thánh Địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Hình ảnh Thánh Địa Mỹ Sơn
Vào mọi khoảng thời gian trong một năm, mỗi một du khách tới đây đều được nhìn thấy hình ảnh Thánh Địa Mỹ Sơn hiện lên vô cùng cổ kính, linh thiêng.
Kiến trúc Thánh Địa Mỹ Sơn
Thánh Địa Mỹ Sơn được chia ra làm 6 loại chính: phong cách Hòa Lai, Đông Dương, cổ, Mỹ Sơn, PoNagar và cuối cùng là phong cách người dân Bình Định. Mỗi một đền tháp đều được chăm chút tỉ mỉ từng chi tiết bởi bàn tay những nghệ nhân với hình dạng chóp, tượng trưng cho đỉnh Meru thần thánh và là nơi cư trú của các vị thần Hindu.
Nơi đây lúc nào cũng ngập tràn ánh sáng mặt trời vì cổng tháp được quay về phía đông. Công trình kiến trúc này không chỉ đơn giản có bề ngoài đẹp hay độc đáo, mà ý nghĩa ẩn sâu trong đó mới thực sự là điều khiến người ta để tâm. Mỗi một điêu khắc đều ẩn chứa sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của con người và mỗi một kiến trúc khác nhau, lại mang dấu ấn của từng thời kỳ phát triển khác nhau.
Toàn cảnh Thánh Địa Mỹ Sơn
Toàn cảnh Thánh Địa Mỹ Sơn đều được bao bọc bởi thiên nhiên hùng vĩ, bao gồm có hai ngọn đồi nằm đối diện nhau quay về hướng Đông – Tây ngay tại ngã tư một con suối. Nhờ con suối đó mà nơi đây được chia thành 4 khu vực khác nhau.
Có một tháp chính nằm ngay tại trung tâm Thánh điện và rất nhiều tháp nhỏ được xây dựng xung quanh. Tháp thờ sở hữu một bộ Linga – Yoni lớn, phần trên của tháp Mỹ Sơn có tất cả ba tầng thu nhỏ dần, đỉnh tháp được làm bằng sa thạch trông vô cùng đặc biệt. Mỗi tầng đều được trang bị cửa giả, có hình người nằm ở dưới vòm cuốn. Hai cửa giả nằm ở hai bên là hai vòm cuốn xếp chồng lên nhau được trang trí bằng hoa văn vô cùng tinh xảo.
Thánh Địa Mỹ Sơn có gì hấp dẫn du khách?
Không một địa danh du lịch nào trở nên nổi tiếng và thu hút được nhiều khách du lịch mà không có điểm đặc biệt riêng. Khu đền Tháp Mỹ Sơn cũng là một trong số đó, nếu bạn có dịp tới đây tham quan, bạn sẽ được chiêm ngưỡng 2 văn hóa vô cùng đặc biệt và mang chất riêng của Thánh Địa Mỹ Sơn.
Lễ hội truyền thống Katê
Trong một năm, sẽ có một dịp đặc biệt Thánh Địa Mỹ Sơn tổ chức lễ hội truyền thống Katê. Đó sẽ là sự may mắn của bạn khi có cơ hội được tham dự lễ hội này. Tại đó, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những chức sắc tôn giáo của người Chăm khi thực hiện nghi lễ cúng bái cầu bình an theo phong tục tập quán được lưu truyền từ trước cho tới nay. Ngoài ra, trong suốt lễ hội cũng sẽ diễn ra rất nhiều nghi thức truyền thống khác như: kiệu rước, rước nước và Katê, lễ phục,…
Bên cạnh đó, bạn còn được thưởng thức những tiết mục văn nghệ, nghe những âm thanh du dương, đậm chất dân tộc Chăm và chiêm ngưỡng những điệu múa vô cùng điệu nghệ. Lễ hội này không chỉ dành riêng cho những người dân bản địa mà nó cũng là một phần giúp cho chuyến tham quan của khách du lịch trở nên thú vị hơn bao giờ hết. Bạn cũng có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức về văn hóa hay nghệ thuật nền văn hóa Chăm. Chắc chắn bạn sẽ có khoảng thời gian tuyệt vời khi dành kỳ nghỉ của mình tại Thánh Địa Mỹ Sơn.
Chiêm ngưỡng điệu múa Apsara huyền ảo
Điệu múa Apsara đã trở thành một phần văn hóa quen thuộc của người dân tộc Chăm. Được sáng tạo bởi chính hình tượng những bức tượng thần Apsara được khắc họa trên những bức phù điêu hay tượng bằng sa thạch.
Những điệu múa điệu nghệ, uyển chuyển, mềm mại được ra đời từ đó. Mọi người thường biểu diễn điệu múa Apsara huyền ảo tại những buổi diễn nghệ thuật quần chúng hoặc bạn cũng có thể chiêm ngưỡng điệu múa này tại các sân khấu chuyên nghiệp khác. Điệu múa này sẽ giúp cho toàn bộ những đường cong, nét đẹp của phái nữ được đặc tả hết.
Lễ hội Katê cũng là dịp giúp khách du lịch có được cơ hội xem những màn biểu diễn điệu múa Apsara. Bạn có thể sẽ bị mê hoặc bởi những động tác chuyên nghiệp, ảo diệu khi xem tiết mục.
Thông qua điệu múa này, bạn như lạc về thời Chăm xưa với khung cảnh các cô gái với vẻ ngoài rực rỡ, lung linh, huyền ảo với những đường cong quyến rũ, thu hút người nhìn, kết hợp với tiếng khèn Saranai và tiếng trống Paranưng càng làm hình ảnh các cô gái trở nên quyến rũ hơn bao giờ hết, khiến người nhìn phải say đắm.
Thăm thú con đường cổ đặc biệt rộng tới 8m
Để có thể tới được di tích Thánh Địa Mỹ Sơn, bạn có thể đi con đường cổ rộng tới 8m, đây sẽ là trải nghiệm tuyệt vời dành cho bạn tại nơi đây. Con đường được tìm ra bởi một chuyên gia người Ấn khi ông đang trùng tu các ngọn tháp nằm trong khu di sản. Con đường bị chôn vùi sâu 1m trong lòng đất khi tìm thấy với hai bờ tường nằm song song nhau.
Từ con đường này, bạn có thể di chuyển thẳng tới trung tâm khu di tích, nơi cúng tế mà chỉ các vị vua chúa và thành viên hoàng tộc, những người có chức sắc cao quý thời kỳ Chăm Pa mới được phép đặt chân tới. Đường nét được chạm khắc trên bề mặt tường vô cùng tinh xảo và khéo léo.
Ghé thăm khu bảo tàng di tích Thánh Địa Mỹ Sơn
Chỉ cách 100m sau quầy bán vé là bạn có thể đặt chân tới khu trưng bày hiện vật Thánh Địa Mỹ Sơn. Tại đây, bạn có thể hiểu rõ hơn về nét đẹp văn hóa Chăm pa.
Nhìn chung, chỉ nhiêu đó thôi cũng đủ để Thánh Địa Mỹ Sơn thu hút hàng nghìn khách du lịch tới thăm mỗi năm.
Kinh nghiệm du lịch Thánh Địa Mỹ Sơn
Để chuyến đi thăm quan khu di tích Thánh Địa Mỹ Sơn diễn ra thuận lợi nhất, bạn cần lưu ý một vài điều sau:
Cách di chuyển
Vì chỉ nằm cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70km nên bạn hoàn toàn có thể dễ dàng di chuyển tới Thánh Địa Mỹ Sơn bằng mọi loại phương tiện giao thông. Bạn nên lựa chọn di chuyển bằng xe máy hoặc xe buýt là tốt nhất vì quãng đường là không quá xa. Bạn có thể bắt tuyến xe số 6 nếu lựa chọn đi xe buýt với giá vé dao động vào khoảng từ 8.000 – 30.000 VNĐ một lượt.
Việc thuê xe máy để di chuyển cũng là phương thức giúp bạn tiết kiệm khá nhiều chi phí mà lại tự do hoạt động, giá thuê xe thường từ 100.000 – 150.000 VNĐ một xe đi một ngày. Tùy thuộc khả năng chi trả và nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn phương tiện phù hợp nhất để trải nghiệm chuyến đi của mình.
Giá vé tham quan
Bắt đầu mở cửa cho khách du lịch tham quan từ 6h30 sáng tới 17h chiều, bạn có thể tới đây vào mọi ngày trong năm, kể cả trong các dịp lễ, tết. Mỗi lượt tham quan sẽ mất 100.000 VNĐ một vé đối với khách du lịch trong nước và 150.000 VNĐ đối với du khách nước ngoài.
Đi vào thời điểm nào đẹp
Thực chất, khách du lịch dù tới đây vào thời điểm nào cũng sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo nơi đây.Để được nhìn ngắm khung cảnh đẹp nhất tại Thánh Địa Mỹ Sơn, bạn nên tới đây vào khoảng thời gian khi mùa hè vừa tới, đó là từ tháng 4 tới tháng 8. Tránh tới đây vào khoảng thời gian từ cuối tháng 9 tới cuối tháng 11 vì thời tiết chuyển mưa nhiều và hay mất ổn định sẽ làm chuyến đi của bạn gặp nhiều khó khăn.
Mong rằng những thông tin mà chúng tôi đưa ra ở trên đã giúp bạn thấy được phần nào nét đẹp văn hóa của khu di tích lịch sử tại Quảng Nam. Chúng tôi chúc bạn có những phút giây trải nghiệm thật vui vẻ và thú vị bên cạnh gia đình và người thân khi tới Thánh Địa Mỹ Sơn.