Nói đến các địa điểm du lịch bạn không nên bỏ qua Hội Quán Phúc Kiến Hội An. Nơi này nổi tiếng về các kiến trúc của người Hoa và thờ các vị thần. Hãy xem qua những điều sau đây để chuyến đi thêm phong phú hơn nhé!
10 điều cần biết khi tham quan Hội Quán Phúc Kiến Hội An
Tổng quan về Hội Quán Phúc Kiến
Hội Quán Phúc Kiến nhìn chung có không gian rộng và sâu, mang nét kiến trúc độc đáo. Với những đường nét chạm khắc vô cùng tinh xảo và sống động tạo nên sự uy nghiêm và tráng lệ.
Hội Quán Phúc Kiến được thiết kế theo kiểu chữ “Tam”. Nằm trên tuyến đường Trần Phú kéo dài đến Phan Chu Trinh. Nó có độ sâu khoảng 120 m. Sơ đồ của Hộ Quán Phúc Kiến theo thứ tự đầu tiên là cổng vào, sân trước, hồ nước, cây cảnh, hai dãy nhà Đông – Tây, chính diện, sân sau và hậu diện.
Giờ hoạt động của Hội Quán Phúc Kiến Hội An
Hầu hết tất cả các di tích và thắng cảnh trong phố cổ đều có thời gian mở cửa cụ thể. Hội Quán Phúc Kiến bắt đầu hoạt động lúc 7:00 sáng đến 18:00 tối. Du khách có thể ghé thăm khán phòng bất cứ lúc nào trong ngày, trừ đóng cửa vào ban đêm.
Giá vé và địa điểm cần mua vé
Giá vé dao động từ 80.000/người – 120.000/ người.
Để tham quan Hội Quán Phúc Kiến, bạn cần mua vé vào cửa. Mỗi vé bao gồm 3 trong số 21 địa điểm trong khu phố cổ. Danh sách các địa điểm mua vé bao gồm: Bảo tàng, công trình văn hóa, nhà cổ, hội quán, lăng mộ. Nếu bạn chỉ muốn tham qua Hội Quán Phúc Kiến chỉ cần mua vé riêng của hội quán.
Lịch sử hình thành của Hội Quán Phúc Kiến
Vào khoảng năm 1649 tại Trung Quốc, nhà Thanh với thế lực hùng mạnh đã tiêu diệt nhà Minh và thành lập nhà Mãn Thanh. Không chấp nhận khuất phục, các tướng lĩnh nhà Minh đã nổi dậy với mục đích “Phản Thanh, phục Minh”.
Kết quả là họ bại trận, sau đó phải đưa cả gia đình lên thuyền vượt biển đến Đông Nam Á. Hội Quán Phúc Kiến cũng là một trong những điểm đến của những người Hoa này. Chúa Nguyễn đã cho họ đến đây định cư và thành lập làng Minh Hương. Từ đó nơi này trở thành nơi cư trú của cư dân Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến…
Cổng vào của Hội Quán Phúc Kiến Hội An
Hội Quán Phúc Kiến mang nét kiến trúc đậm chất Trung Hoa đã gây được nhiều ấn tượng đối với các bạn trẻ ghé thăm. Cổng vào có dấu vết của thời gian, mái ngói được trang trí bằng hình rồng uốn mình uy nghiêm. Việc này đã gây ấn tượng mạnh từ ngay cái nhìn đầu tiên.
Chính diện của Hội Quán Phúc Kiến
Đây là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài mười hai bà mụ và ba Bà Chúa sanh thai . Bên trái chính điện là mô hình một con tàu buôn bị nạn vào những năm 1875. Đáng chú ý nhất là đôi mắt to trong veo được vẽ trên thành tàu. Dựa trên quan niệm của người Hội An là nhìn thấy thiên tai và nguy hiểm.
Ở phía bên phải của chính điện thờ thần Thiên Lý Nhãn. Đây là vị thần có thể nhìn xa hàng vạn dặm. Ngoài ra, còn có thần Thuận Phong Nhĩ, một vị thân nghe được dù cách xa nghìn dặm. Hội Quán còn là nơi lưu giữ nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương, 14 bức tranh và nhiều hiện vật khác.
Đây là nơi nhiều người muốn biết đến trong 10 điều cần biết khi tham quan Hội Quán Phúc Kiến Hội An. Bởi vì chính diện hội tụ đầy đủ và đặc sắc nhất tại nơi này.
Bốn linh vật lân, long, quy phụng
Theo dân gian, Long – Lân – Quy – Phụng là Tứ Linh. Bốn con vật này tượng trưng cho sức mạnh của của nước, lửa, đất và gió. Khi đến Hội Quán Phúc Kiến bạn nhất định phải ghé qua 4 con vật này.
Trong đó, rồng là biểu tượng của quyền uy, kỳ lân là biểu tượng của sự may mắn. Còn về rùa tượng trưng cho sự trường tồn vĩnh cửu và phượng hoàng là biểu hiện của các vị linh thiên phía trên.
Hậu diện của Hội Quán Phúc Kiến
Trong hậu diện, du khách thường thắp những vòng hương lớn để cầu chúc cho gia đình và những người thân yêu của họ sức khỏe và hạnh phúc. Những vòng hương này có thể cháy trên 30 ngày. Nếu hương bị tắt ngang thì những người trong hội trường sẽ thắp lại.
Trong việc thờ cúng, bạn sẽ viết lên một tờ giấy có ghi thông tin gia đình lên bát hương với mong muốn cuộc sống luôn được như ý. Sau khi hết hương, những người trong hội trường sẽ đốt những mảnh giấy này. Chỉ khi đó, ước nguyện mới trở nên thiêng liêng và thành hiện thật.
Các hoạt động về tín ngưỡng
Với nhiều câu chuyện linh thiêng được lưu truyền rộng rãi trong nổi tiếng trong dân gian thì bất cứ người dân Hội An hay du khách nào đến đây cũng muốn cầu nguyện. Họ cầu những điều tốt đẹp trong cuộc sống, cầu con cái, tài lộc…. đều đến đây thắp hương.
Đặc biệt, Hội Quán Phúc Kiến Hội An nhộn nhịp nhất vào các ngày lễ, ngày rằm. Hàng năm vào các ngày như Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Viếng Thiên Hậu (23 tháng Ba âm lịch), Viếng Lục Tánh (16 tháng hai âm lịch )… nơi đây diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút du khách trong và ngoài nước.
Vào ngày 2 tháng 2 âm lịch, người Hoa còn tìm về Hội An làm lễ cúng thần tài. Họ chuẩn bị rất nhiều lễ vật như: vàng bạc, rượu, tiền vàng mã, cua, trứng luộc, thịt lợn luộc…
Lưu ý khi đến thăm Hội Quán Phúc Kiến
Hội Quán Phúc Kiến là một địa điểm tâm linh và thờ cúng nhiều vị thần. Vì vậy, khi đến đây bạn hãy ăn mặc lịch sự, đừng nói quá to để thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần ở đây.
Đây là một điểm tham quan, thắp hương thờ cúng nên không được mang theo đồ ăn. Vì việc này làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của Hội Quán. Những ngày lễ thường rất đông khách du lịch, bạn cần cảnh giác và giữ đồ cẩn thận. Đặc biệt, bát hương và lễ vật để cúng bạn không phải mang theo vì tại đây có bán tất cả.
Sau bài viết 10 điều cần biết khi tham quan Hội Quán Phúc Kiến Hội An thì cũng có cái nhìn tổng quan về khu du lịch này. Từ đó, giúp bạn có chuyến đi hữu ích và có những trải nghiệm tốt. Đừng quên ghé qua website thường xuyên để tìm thêm những địa điểm du lịch mới nhé.