Top 10 ngôi chùa ở Hội An mà bạn nên biết

Nhắc đến Hội An, ta không thể không nghĩ ngay tới không khí trầm lắng và bình yên của nơi được gọi là phố cổ. Chính vì thế, đặt chân đến Hội An, người ta không chỉ thích thú với cảnh quan đậm chất mộc mạc ở nơi đây mà còn vô cùng ấn tượng khi đến những ngôi chùa. Vậy hôm nay ta hãy tìm hiểu về chùa ở Hội An nhé.

Top 10 ngôi chùa ở Hội An nổi tiếng

Chùa Ông

  • Địa chỉ ở 24 đường Trần Phú

Chùa Ông còn gọi là Quan Công Miếu – xây dựng từ thế kỉ XVII nhằm ngợi ca, tán dương tấm lòng nghĩa khí của Quan Vũ thời Tam quốc. Với triết lý sống là: Nghĩa – Tín- Trung- Dũng Ngôi chùa này thường được nhiều khách du lịch ghé tới để cầu may và nhiều thương nhân đến để cam kết vay nợ bởi chùa là nơi đại biểu cho chữ ” tín”.

Chùa Phúc Kiến

  • Địa chỉ ở 46 Trần Phú

Còn gọi là Hội quán Phúc Kiến, được xây lên để thờ Quan âm Bồ Tát từ thế kỉ XVII. Với kiến trúc độc đáo, chứa những tượng đồng, lư đồng, trống đồng,… chùa được nhiều du khách ghé lại và cầu nguyện.

Đọc Thêm:  Rắn Liu Điu là rắn gì? Rắn Liu Điu có 4 chân có độc không?

Chùa Pháp Bảo

  • Địa chỉ ở số 7 đường Hai Bà Trưng

Chưa rõ được xây dựng năm nào nhưng vào năm 2000, chùa được người dân trùng tu sửa lại thành dáng vẻ như bây giờ.Là một ngôi chùa di sản văn hóa thế giới, Pháp Bảo được rất nhiều du khách quốc tế tham quan và làm lễ cúng bái.

Chùa Cầu

  • Địa chỉ ở đường Nguyễn Thị Minh Khai

Được người Nhật xây dựng từ 400 năm trước để thuận tiện cho việc đi lại cũng như buôn bán trên sông Thu Bồn. Với đường cong mái che mềm mại, tựa như cầu vồng vào ban đêm làm rực sáng khu phố cổ, vừa hiện đại vừa cổ xưa, chùa Cầu trở thành địa điểm ưa thích của nhiều bạn trẻ khi đến Hội An. Một điểm đặc biệt nữa là ở đầu cầu có đặt tượng thần khỉ và thần chó, nhằm trấn yểm chùa Cầu nên luôn được mọi người thờ cúng một cách trang trọng.

Chùa Viên Giác

  • Địa chỉ ở 34 đường Hùng Vương.

Xây dựng năm 1841 và trùng tu năm 1990.Với kiểu kiến trúc độc đáo pha trộn giữa phương Tây và phương Đông, Viên Giác trở thành địa điểm được nhiều người đến cúng bái và cầu nguyện.

Chùa Bà Mụ

  • Địa chỉ ở 675 đường Hai Bà Trưng

Còn gọi là chùa tam quan, được xây dựng từ 1926 và được trùng tu năm 2018. Lối kiến trúc cổ kính chính là đặc điểm giúp chùa Bà Mụ trở thành điểm checkin quen thuộc của các du khách.

Đọc Thêm:  Địa Chỉ Mua Backlink Chất Giá Tốt Uy Tín – Hapodigital

Chùa Vạn Đức

  • Địa chỉ ở thôn 2B, phường Cẩm Hà.

Được xây dựng cuối thế kỉ XVII, nằm sát bờ sông Cổ Cò, lưu trữ nhiều di vật, tượng vật,…Vị trí địa lý thuận lợi cho thương nhân đến chùa cúng bái và cầu nguyện tài lộc.

Chùa Hải Tạng

  • Địa chỉ nằm trên mảnh đất Cù Lao Chàm.

Được xây dựng năm 1758 và di chuyển về Hội An năm 1848 để trùng tu cho khang trang hơn. Với kiến trúc theo kết cấu ” chồng rương giả thủ”, chùa Hải Tạng trở thành ngôi chùa linh thiêng và được nhiều ghé đến thành tâm cầu nguyện, cúng bái.

Chùa Phước Lâm

  • Địa chỉ ở thôn Cửa Suối, xã Cẩm Hà.

Được xây dựng vào giữa thế kỉ XVII, lưu giữ nhiều di vật, tượng thờ,… có vai trò to lớn trong nền văn hóa. Với kiến trúc theo kiểu Á Đông, chùa được nhiều người ghé lại và tham quan.

Chùa Chúc Thánh

  • Địa chỉ ở đường Hai Bà Trưng, Cẩm Phô, Hội An.

Được xây dựng từ thế kỉ XVII, theo mô hình chữ tam. Với kiến trúc theo truyền thống cổ, chùa trở thành ngôi chùa được nhiều người ghé thăm nhất.

Tại sao nên đi chùa?

  • Nhiều người luôn quan niệm đi chùa để cầu lợi lộc, cầu tình duyên nhưng thực chất, khi đến chùa, ta chỉ nên cầu bình an yên ổn là được.
  • Có thể đối với ai không hay đi chùa, thì việc này rất nhàm chán và không có hứng thú, tuy nhiên nếu đi thường xuyên, lắng nghe các bài tụng kinh của sư và thành tâm cầu nguyện, bạn sẽ thấy cảm xúc bản thân trở nên tốt và thanh thản hơn rất nhiều.
Đọc Thêm:  Mèo không lông Sphynx giá bao nhiêu? – Đặc điểm và cách nuôi

Các kinh nghiệm khi đi chùa

Về trang phục

  • Khi đi chùa nên mặc quần áo cổ kín, ít lộ da thịt.
  • Tránh mặc áo sát nách, hở da thịt, áo may ô,…

Về xưng hô

  • Xưng là con và gọi các sư thầy là sư, thầy hoặc A di Đà phật,…

Về cách hành xử

  • Đi nhẹ, nói khẽ, tránh ồn ào.
  • Đi vào bằng cửa Giả quan( bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan( bên trái)
  • Nên thắp hương ngoài đỉnh đặt, tránh thắp hương trong chùa gây mất pháp khí,..
  • Đặt lễ và lần lượt kính lễ tại các Phật điện.

Trên đây là thông tin về chùa ở Hội An. Chúc các bạn sẽ có cơ hội đặt chân đến Hội An và thử một lần cầu nguyện, kính bái ở những ngôi chùa nổi tiếng của phố cổ Hội An.

Bài viết liên quan